Diễn biến mới nhất liên quan tới vụ tranh chấp sở hữu trí tuệ giữa doanh nghiệp Việt Sconnectvà doanh nghiệp của Vương Quốc Anh Entertaiment One (gọi tắt là EO), ngày 11/10, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) Nguyễn Minh Hồng đã ký văn bản trả lời đơn kiến nghị của Sconnect.
Trước đó, ngày 14/9/2022, đơn vị này đã gửi đơn tới Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam đề nghị hỗ trợ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, do đang bị doanh nghiệp nước ngoài xâm hại nghiêm trọng.
Trong văn bản số 79/HTTS-DCC ngày 11/10, trả lời đơn thư của Sconnect, VDCA nhận định rằng: “Đây là vụ việc dân sự, do đó khuyến nghị công ty thực hiện khởi kiệnra TAND TP Hà Nội để giải quyết tranh chấp song song với hoạt động tranh tụng theo đơn kiện của EO tại Toà án Vương Quốc Anh”.
VDCA cũng cho biết: “Trong thời gian các bên thực hiện các thủ tục pháp lý tại Anh và Việt Nam, VDCA có văn bản đề nghị các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian như YouTube, Facebook và các nền tảng tương tự khác, xem xét đầy đủ hồ sơ kỹ lưỡng, khách quan; xem xét căn cứ vào quyết định trước đó của Tòa án TP Moscow (Liên bang Nga), không để gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chờ phán quyết của Tòa án được các bên khởi kiện, khi đơn kiện chưa được Tòa án tại Anh và Tòa án Việt Nam thụ lý”.
“VDCA đề nghị YouTube xem xét giữ nguyên hiện trạng khi chưa xảy ra tranh chấp, không chấp nhận cho Entertaiment One đánh bản quyền các nội dung Wolfoo của Sconnect, cũng như khôi phục toàn bộ các nội dung đã xóa trước đây và khôi phục quyền đăng tải các nội dung mới Wolfoo của Sconnect lên các kênh”, công văn nhấn mạnh.
Vụ tranh chấp bản quyền giữa hai bộ nhân vật hoạt hình: Wolfoo (do doanh nghiệp Việt Nam là Sconnect sở hữu) và Peppa Pig (do doanh nghiệp Anh là EO sở hữu) - hai bộ phim hoạt hình nổi tiếng phát hành trên nền tảng YouTube - vẫn chưa có hồi kết.
Từ đầu năm 2022 đến nay, do tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, Sconnect và EO, liên tục kiện tụng nhau ra tòa án tại Nga, Anh và Việt Nam… Mặc dù chưa có bất kỳ Toà án nào phán quyết kết luận Sconnect vi phạm bản quyền của EO, nhưng nền tảng YouTube đã gỡ hơn 1.000 video và hạn chế quyền kinh doanh của Wolfoo.
Ông Tạ Mạnh Hoàng, CEO của Sconnect cho biết, do YouTube thiên vị cho doanh nghiệp Anh dẫn đến công ty đã nhận phần thua thiệt, khi đối thủ EO lợi dụng kẽ hở của chính sách của nền tảng xuyên biên giới để cạnh tranh không lành mạnh trong vụ tranh chấp bản quyền giữa “sói Wolfoo” và “lợn Peppa”.
Wolfoo là bộ nhân vật hoạt hình do Sconnect xây dựng và phát hành trên YouTube từ tháng 6/2018, hiện các kênh nội dung về nhân vật này có 2.700 tập, thu hút 50 triệu người theo dõi, dịch ra 17 thứ tiếng phát hành toàn cầu, đạt 3 tỷ view mỗi tháng. Wolfoo cũng đạt 3 nút kim cương và hàng chục nút vàng, nút bạc của YouTube. Sản phẩm nổi tiếng thế giới “Make in Vietnam” đang phải chịu thiệt hại trong vụ kiện tranh chấp bản quyền với bộ nhân vật hoạt hình Pepa Pig của EO.
“Mặc dù bộ nhân vật Wolfoo đã thực hiện đăng ký đầy đủ chứng nhận bản quyền hình ảnh, nhân vật, kịch bản tại Việt Nam, Mỹ, Nga và nhiều quốc gia khác, nhưng khi EO đánh bản quyền vẫn được YouTube chấp nhận đã gây thiệt hại rất lớn cho chúng tôi về doanh thu lên tới hơn 1 triệu USD, cũng như ảnh hưởng về uy tín thương hiệu”, đại diện Sconnect cho biết.
Do không chịu nổi sự chèn ép của EO, giữa tháng 8/2022, Sconnect đã làm đơn kêu cứu tới 4 Bộ trưởng: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ. Trước đó, vào cuối tháng 3/2022, công ty đã nộp đơn lên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt Nam để khiếu nại về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của EO (vi phạm khoản 3, và khoản 4 Điều 45 Luật Cạnh tranh).
Nguồn tin của VietnamNet cho hay, hiện Bộ TT&TT đang làm việc với Hội Truyền thông số Việt Nam để xem xét các kiến nghị của các doanh nghiệp số của Việt Nam gặp phải các vấn đề với các nền tảng xuyên biên giới, khi kinh doanh trên môi trường mạng, trong đó có vụ việc của Sconnect.
Trước đó, ngày 19/8/2022, Sconnect đã nộp đơn khởi EO lên TAND TP Hà Nội. Trong đơn khởi kiện và các tài liệu gửi tới TAND TP Hà Nội, công ty tố cáo EO sử dụng trái phép nhãn hiệu Wolfoo trong các video Peppa Pig (đây là hành vi vi phạm điểm b, khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ); đồng thời đề nghị Toà xem xét phán quyết buộc EO phải chấm dứt các hành vi vi phạm nhãn hiệu và đăng công khai xin lỗi Sconnect trên 3 tờ báo quốc tế. Trong vụ kiện này, ngày 28/9/2022, TAND TP Hà Nội đã tiến hành phiên hòa giải đầu tiên, xong phía EO không có đại diện tham gia.
Ngày 15/9/2022, Sconnect tiếp tục gửi đơn khởi kiện EO lên TAND TP Hà Nội vụ án thứ 2. Sconnect kiện EO vì hành vi xâm hại quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phim hoạt hình, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Wolfoo; yêu cầu EO chấm dứt hành vi xâm hại và bồi thường thiệt hại.
Thái Khang
" alt=""/>Hội Truyền thông số lên tiếng bảo vệ phim hoạt hình nổi tiếng của Việt NamTính năng của Apple hoạt động nhờ cảm biến con quay hồi chuyển và gia tốc kế. Một thuật toán đã được Apple phát triển để kết hợp với những cảm biến này.
Thuật toán sẽ được kích hoạt nếu phát hiện sự cố va đập bất thường. Lúc này, trên iPhone sẽ hiển thị cảnh báo. Nếu người dùng không tắt cảnh báo trong một khoảng thời gian nhất định, chiếc điện thoại sẽ mặc nhiên xác định đó là một vụ tai nạn.
Trong trường hợp đó, chiếc điện thoại sẽ tự phát một tin nhắn âm thanh thông báo cho các cơ quan chức năng rằng, chủ nhân của máy đã gặp sự cố. Vị trí của người sử dụng cũng sẽ tự động được gửi đến cho lực lượng cứu hộ.
Trong trường hợp trên, khi người dùng đang ngồi trên một chiếc tàu lượn siêu tốc, họ sẽ không thể tắt cảnh báo. Đó là nguyên nhân dẫn tới những cảnh báo giả được phát hiện.
Để khắc phục điều này, người dùng iPhone 14 có thể đưa điện thoại về chế độ máy bay mỗi khi chơi game cảm giác mạnh. Với một cách khác, họ có thể tắt bỏ hoàn toàn tính năng “Phát hiện sự cố” này.
Trọng Đạt (Theo TheVerge)
" alt=""/>Nhược điểm iPhone 14: Phát báo động giả khi người dùng chơi game cảm giác mạnhNăm nay, ByteDance mua 20% cổ phần trong Hangzhou Li Weike Technology, startup đứng sau nhân vật ảo nổi tiếng LA.WK. Tháng 11/2021, Alibaba dẫn đầu vòng gọi vốn Serie A của Dgene, nhà phát triển thực tế ảo có văn phòng tại Thượng Hải và Thung lũng Silicon. Một tháng sau, Tencent đầu tư vào Facegood, nhà phát triển phần mềm chuyên về biểu cảm gương mặt 3D.
Xmov, startup sở hữu nhiều bản quyền KOL ảo, tuyên bố huy động thành công 130 triệu USD trong vòng gọi vốn Serie B và C từ các nhà đầu tư như Sequoia China và SoftBank.
Babol, người hâm mộ A-Soul – nhóm nhạc nữ hoạt hình nổi tiếng nhất Trung Quốc, bày tỏ: “Tôi hiếm khi kết nối với mọi người ngoài đời nhưng thấy hạnh phúc khi thấy màn biểu diễn sống động của idol trên màn hình”. A-Soul là sản phẩm của Nuverse thuộc ByteDance và công ty quản lý nghệ sỹ YH Entertainment, ra mắt năm 2020.“Mỗi lần xem các chương trình livestream của họ, tôi không thể ngừng mỉm cười”, Babol nói.
Dù không có thật, KOL ảo có đầy đủ khả năng kiếm tiền không thua kém người thật. Vox Akuma – YouTuber ảo của công ty quản lý idol ảo AnyColor – chào sân Trung Quốc trên website stream Bilibili tháng 5. Trong phiên livestream dài 100 phút, Vox được gần 40.000 người hâm mộ tặng 1,1 triệu NDT.
Tất nhiên, số tiền vẫn kém xa các KOL như Li hay Viya. Dù vậy, các thương hiệu thời trang nước ngoài đang tăng cường thuê idol ảo làm đại sứ ở Trung Quốc sau khi cắt đứt quan hệ với các ngôi sao giải trí vì bê bối riêng tư. Chẳng hạn, hãng trang sức Pandora vừa chấm dứt hợp tác với nam diễn viên Zhang Zhehan năm ngoái vì một bức ảnh gây tranh cãi. Tháng 3, công ty đăng chân dung của SAM, idol ảo thuộc quản lý của tạp chí Elle, đang đeo vòng cổ và vòng tay chủ đề Marvel của hãng. Bulgari mời Ling, KOL ảo của Xmov, trình diễn loạt túi xách mới hồi tháng 11/2021. Họ đã hủy hợp đồng với Kris Wu vào tháng 7 cùng năm sau cáo buộc tấn công tình dục.
Chính quyền địa phương cũng hi vọng tận dụng được ngành công nghiệp non trẻ. Tháng 8, Bắc Kinh trở thành thành phố đầu tiên trong nước triển khai kế hoạch dành riêng cho “ngành công nghiệp người ảo”, với mục tiêu xây dựng lĩnh vực đáng giá 50 tỷ NDT và phát triển 10 công ty có doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ NDT vào năm 2025.
Tom Nunlist, nhà phân tích cao cấp tại hãng tư vấn Trivium China, nhận xét:“Thần tượng ảo không già đi, bản quyền có thời hạn vĩnh viễn, họ không bị đau ốm hay mệt mỏi. Các nhân vật không có nguy cơ dính líu đến hành vi cá nhân gây tranh cãi, sản xuất lại rẻ”. Ngoài ra, “họ” còn dễ kiểm soát nên hấp dẫn hơn nhìn từ góc độ quản lý.
Tuy nhiên, bản thân ngành công nghiệp giải trí không miễn nhiễm với scandal. Cáo buộc ByteDance khai thác lao động xuất hiện sau khi một thành viên chủ chốt trong nhóm A-Soul dừng hoạt động “vì lí do học tập và sức khỏe”. Người hâm mộ đã tìm kiếm diễn viên đứng sau nhân vật và phát hiện các bài đăng mạng xã hội của cô. Họ tin rằng cô bị đối xử bất công tại nơi làm việc. Nhưng cuộc điều tra từ nhà chức trách Hàng Châu không tìm thấy bằng chứng ủng hộ cáo buộc.
Bắc Kinh theo dõi sự phát triển của lĩnh vực idol ảo và cảnh báo về văn hóa thần tượng cũng như “fandom” thái quá. Fandom là cụm từ chỉ cộng đồng người hâm mộ của một người nổi tiếng. Tờ Nhật báo Nhân dân từng chỉ trích người hâm mộ A-Soul vì “xóa nhòa ranh giới giữa thế giới ảo và thực”.
Một tổ chức của tờ báo đã công bố báo cáo vào đầu năm nay, kêu gọi giám sát ngành công nghiệp này.“So với các biểu tượng truyền thống, thần tượng ảo có lợi thế như nhân cách có thể kiểm soát được và ổn định hơn, song sau tất cả, chúng là các nhân vật nghệ thuật do con người tạo ra và có nguy cơ sa đọa”.
Du Lam(Theo FT)
" alt=""/>Trẻ mãi không già, miễn nhiễm scandal: KOL ảo bùng nổ tại Trung Quốc